K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 6 2023

Một số ý:

- Giải thích: là việc giữ lại một phần tài nguyên, tiền bạc hoặc thời gian để sử dụng vào tương lai khi cần thiết.

+ Tiết kiệm là phẩm chất cần có ở mỗi người giúp chúng ta quản lý tài chính một cách thông minh và hiệu quả. Từ đó chúng ta có thể đạt được những mục tiêu làm việc học tập lớn hơn, có cuộc sống tốt đẹp hạnh phúc hơn. 

+ Ngoài ra ta còn có thể tích luỹ được một quỹ tiền dự phòng để đối phó với những tình huống không may xảy ra với bản thân, gia đình mình.

+ Hơn nữa, khi chúng ta biết rõ số tiền mình có và biết cách sử dụng nó một cách thông minh thì ta có thể tránh được những sự lãng phí không cần thiết và tập trung vào những ưu tiên quan trọng hơn.

=> Việc tiết kiệm giúp chúng ta có thể tận hưởng cuộc sống một cách bền vững và tạo ra những cơ hội mới. Bằng cách tiết kiệm, ta còn có thể đầu tư vào việc học hỏi, du lịch,...

- Nguyên nhân cần có phẩm chất tiết kiệm:

+ Để bảo vệ môi trường: sử dụng sản phẩm tái chế giảm thiểu lãng phí và ô nhiễm môi trường.

+ Tự do về tài chính của bản thân.

+ ....

- Liên hệ bản thân:

+ Mình đã làm gì để tiết kiệm, bản thân mình có phẩn chất tiết kiệm chưa.

- Tổng kết: Khép lại, tiết kiệm không chỉ giúp chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu và sự phát triển trong tương lai, mà còn mang lại sự an tâm và tự do tài chính.

+ Ví dụ như khi có ước mơ thực hiện điều gì đó ở tương lai, ta có thể dùng số tiền tiết kiệm mình để làm điều đó.

+ Hãy bắt đầu từ những thói quen tiết kiệm nhỏ nhặt và chúng ta sẽ thấy sự khác biệt lớn trong cuộc sống của mình!.

29 tháng 6 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Tiết kiệm là phẩm chất cần có ở mỗi người...)

TB:

Bàn luận:

Nêu khái niệm tiết kiệm là gì? (Ví dụ: Tiết kiệm là sự gom góp, cách chi tiêu và sử dụng tiền bạc, thời gian... một cách hợp lí...)

Biểu hiện:

+ Tiết kiệm trong cách dùng tiền hằng ngày

+ Tiết kiệm trong cách sử dụng thời gian mỗi ngày

+ Tiết kiệm bằng cách sử dụng ít điện, nước...

...

Dẫn chứng:

Ví dụ: Trong việc ăn uống hiện nay, thay vì ra ngoài đi ăn nhà hàng hết 1 khoản tiền tương đối lớn thì ta có thể đến siêu thị, các cửa hàng thực phẩm để mua đồ ăn về chế biến tại nhà...

Vai trò của tiết kiệm:

+ Rèn luyện phẩm chất quý giá của dân tộc ta

+ Giúp ta có thể để dành được nhiều khoản chi tiêu

+ Giúp ta biết cách cân bằng công việc hằng ngày

...

Phương pháp tiết kiệm:

+ Lập quỹ chi tiêu hàng tháng

+ Cắt giảm các khoản chi không cần thiết

+ Dành ít thời gian để sử dụng vào việc không cần thiết

...

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

22 tháng 8 2023

Lòng dũng cảm làột phẩm chất vô cùng quý giá mà mỗi người nên trang bị. Nó đại diện cho sự kiên nhẫn, can đảm và sự quyết tâm trong mỗi hành động. Sự dũng cảm giúp chúng ta vượt qua khó khăn và đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Điều này rõ ràng khi ta không bao giờ biết trước những khó khăn mà chúng ta sẽ gặp phải, nhưng lòng dũng cảm sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại. Một người dũng cảm là người không sợ đối mặt với thất bại hay thất bại, mà sẵn lòng chấp nhận rủi ro để đạt được mục tiêu của mình. Bằng lòng dũng cảm, chúng ta có thể vươn lên và vượt qua giới hạn cá nhân của

Lòng dũng cảm là phẩm chất đáng quý ở mỗi người. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản trở bước đi của mình. Lòng dũng cảm cho chúng ta can đảm bước tiếp và đánh bật mọi khó khăn trên con đường tới thành cồng. Có lẽ ( thành phần biệt lập) không có lòng dũng cảm, chúng ta rất khó để tiếp tục kiên trì với mục tiêu mình đề ra khi liên tiếp gặp phải những trắc trở. Nếu ( phép liên kết) chúng ta có lòng dũng cảm, ta cũng không ngại nêu ra quan điểm của mình đóng góp vào thành tựu của bản thân. Lòng dũng cảm tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người dám đứng ra bảo vệ công lý trước những bất công và tội ác diễn ra trong xã hội. Vì vậy chúng ta cần phải rèn luyện cho mình lòng dũng cảm đối diện với mọi khó khăn ở phía trước, vì chính bản thân chúng ta và cả những người khác. 

30 tháng 7 2019

Gợi ý :
- Vua Quang Trung là người yêu nước, căm thù giặc, bất bình trước việc làm của vua Lê (vua Lê chỉ là vua bù nhìn, chịu sự thao túng của Tôn Sĩ Nghị)
+ Nghe tin 20 vạn quân Thanh kéo vào thành, họp bàn với các tướng sĩ, định ngày xuất quân - ý chí, hành động mạnh mẽ ,quyết đoán
- Quang Trung là người có trí tuệ tài giỏi, làm việc rất nhanh
- Tài dùng người (tha chết cho Sở và Lân) (lấy thêm dẫn chứng)
- Biết phân tích tình hình thời cuộc
- Tài dụng binh như thần (chia quân làm 5 đạo, đưa ra lời dụ, chỉ huy trận đánh - sự oai phong, lẫm liệt, cuộc tiến quân thần tốc của vua Quang Trung

BẠN DỰA VÀO ĐÓ VIẾT RA NHA!

11 tháng 4 2021

giúp mình với

 

 

Hỏi chị google ikthanghoaheheha

26 tháng 2 2023

Một số ý chính cho bạn.

- Dẫn dắt đoạn thơ trên.

Mẫu: Nếu văn học nói chung được diễn tả bằng từ ngữ thì trong thơ ca chủ yếu là diễn tả bằng lời nói, giọng điệu của đời sống của một thứ tình cảm được kết tinh lại. Và "Nói với con" chính một trong số bài thơ như thế. Nổi bật nhất là đoạn thơ ... 

- Nội dung đoạn thơ là gì?

- Đặc điểm: thơ tự do giúp cho cách diễn đạt rõ ràng không bị gò bó

- Nét độc đáo qua việc sử dụng:

+ từ ngữ: "chân phải", "thô sơ da thịt", "tự đục đá", "nhỏ bé" thể hiện lên sự cốt yếu luôn hướng tới cha, chỉ đến việc nhắc nhở con cần nghe theo cha bảo. Niềm tự hào của cha về tính cách "xa nuôi chí lớn" "không lo cực nhọc" của đồng bào mình sống khổ cực/

+ hình ảnh: "người đồng mình", "đá", "thung", "sông", "suối", "thác", "đường" thể hiện sự chân thực và tình cảm thân thương giữa mọi người với nhau. Gợi không gian hoang dã nói lên cuộc sống đơn giản còn nhiều gian lao của người dân.

=> Sự cảm thông, yêu thường "người đồng mình"

+ biện pháp tu từ: ẩn dụ "không bao giờ nhỏ bé được" và "người đồng mình" thể hiện suy nghĩ của tg về những người dân ta không bao giờ chịu sống thấp hèn về phẩm chất của mình. So sánh "sống như sông như suối", điệp ngữ "sống" nói lên cái đẹp đẽ về tính cách sống không ngại khổ ngại làm. 

=> Qua đó làm cho câu thơ hấp dẫn nhưng vẫn súc tích ngắn gọn. Đồng thời thể hiện cái đẹp của con người VN.

- Cảm nhận rõ hơn tình cảm của người cha với con:

- Người cha có những tình cảm đầy chân thực, sâu sắc dành cho người đồng mình. 

- Tình cảm thiêng liêng, rộng lớn được người cha thể hiện qua lời dạy con dịu dàng âu yếm.

- Đó là tình cảm mà không một đứa con nào được chối từ.

Phép nối: in đậm.

______________________________________________________________________

Thiệt mình không biết là đoạn thơ nào, vì thế mình đưa những ý chính của bài bạn có thể chắt lọc để làm!

1.Viết đoạn văn ngắn từ 8-10 câu triển khai câu chủ đề sau theo cách diễn dịch:"Lòng dũng cảm là phẩm chất đáng quý ở mỗi người"trong đoạn văn có sử dụng 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết(gạch chân và chỉ rõ)Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi ở dưới   "Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều...
Đọc tiếp
1.Viết đoạn văn ngắn từ 8-10 câu triển khai câu chủ đề sau theo cách diễn dịch:"Lòng dũng cảm là phẩm chất đáng quý ở mỗi người"trong đoạn văn có sử dụng 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết(gạch chân và chỉ rõ)Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi ở dưới

   "Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều là các cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi có một lý thuyết cho cá nhân tôi, gọi là lý thuyết bên bờ vực. Tôi không bao giờ làm việc gì dễ và không làm việc gì mà người khác có thể ngay lập tức làm giống tôi được. Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Chắc chắn mọi khó khăn sẽ là điềm báo tạo cơ hội."

Câu 1.Xác định PTBĐ chính của đoạn vănCâu 2.Theo tác giả bài viết,kẻ thù lớn nhất của chúng ta là gì?Vì sao?Câu 3.Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và xác định kiểu câu?

  "Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực."

Câu 4.Chỉ rõ 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết có trong đoạn văn trên?

Câu 5.Em có đồng tình với quan điểm:"Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng."không?Vì sao?Câu 6.Đọc đoạn trích,em rút ra bài học sâu sắc nào cho bản thân

  

Giúp mình với!Mình đang cần gấp

 

2

Bạn có thể đăng lại và chia nhỏ câu hỏi ra được không ạ?

22 tháng 8 2023

Đoạn văn thì bạn đăng tiếp nha:")

Câu 1:

Xác định PTBĐ chính của đoạn văn: nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả bài viết, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là sự lười biếng/

Vì khi lười biếng, khi đó ta không thể tạo ra cơ hội phát triển bản thân hay nắm bắt được cơ hội. Sống vô nghĩa, không có ý chí nghị lực, không có ước mơ, dễ bị xã hội đào thải và sống có giúp ích được gì cho chính mình, cho người sinh ra mình, cho cuộc đời.

Câu 3:

Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn

"Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực."

Chủ ngữ 1: tôi

Vị ngữ 1: là lý thuyết bên bờ vực

Chủ ngữ 2: kẻ địch cạnh tranh với mình

Vị ngữ 2: không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực.

+ Câu văn trên là kiểu câu trần thuật xét theo mục đích nói, là câu ghép xét theo cấu tạo.

Câu 4:

Chỉ rõ 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết có trong đoạn văn trên:

+ Thành phần biệt lập: chắc chắn.

+ Phép liên kết: phép lặp "tôi"

Câu 5.Em có đồng tình với quan điểm:"Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng."

Vì trong hoàn cảnh khó khăn thì buộc con người ta phải nghĩ được cách, làm được việc giúp chính bản thân mình "sinh tồn" hay thích nghi được hoàn cảnh buộc sống. Từ đó bản thân mỗi người sẽ sống có lý tưởng, tức là sống có mục tiêu cố gắng phấn đấu vượt lên chính mình và vượt qua khó khăn.

Câu 6:

Đọc đoạn trích, em rút ra bài học sâu sắc cho bản thân: Sống là không lười biếng, phải có sự cố gắng nỗ lực không ngừng tiếng lên phía trước; gặp khó khăn không nản lòng mà phải biết thích nghi và biến đó thành cơ hội để chạm đến thành công cho bản thân trong tương lai.